Tập các vận động cơ bản và phát triển vận động tố chất ban đầu: -Trẻ có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể)
LĨNH VỰC GIÁO DỤC | MỤC TIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC | NỘI DUNG GIÁO DỤC NĂM HỌC |
Phát triển thể chất | Phát triển vận động | |
-Trẻ có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể) | – Đi theo hiệu lệnh :đi theo hướng thẳng,đổi hướng,thay đổi tốc độ nhanh – chậm – Đi bước qua dây (gậy,vòng) – Đi trong đường ngoằn ngòeo – Đi trong đường ngoằn ngòeo có mang vật trên tay – Đi trên tấm vàn dốc(cao 25- 30cm,rộng 15-20cm) – Đi trong đường hẹp(15- 20cm) – Đi trong đường hẹp có mang vật trên tay – Đi bước qua chướng ngại vật (chiều cao 25-30 cm) – Đi bước qua suối nhỏ(chiều rộng 15cm) – Đi bằng mũi bàn chân, có mang vật trên tay – Đi trên ghế thể dục – Đi theo hướng thẳng có mang vật trên đầu – Chaỵ theo hướng thẳng – Chạy trong đường ngoằn ngòeo – Bò trong đường hẹp – Bò trên ghế băng – Bò chui qua cổng – Bò theo đường thẳng có mang vật trên lưng – Bò chui dưới dây – Bật xa tại chỗ – Bật qua vạch kẻ – Bật cao chạm vật trên đầu – Bật về phía trước (2-3m) – Bật qua chướng ngại vật (cao 5-10 cm) – Lăn bóng thẳng về phía trước – Lăn bóng qua cổng – Lăn bóng cho nhau – Lăn bắt bóng từ cô.1- 1,5m – Ném bóng về phía trước – Ném bóng bằng hai tay từ sau đầu – Ném bóng bằng hai tay qua dây – Ném trúng đích nằm ngang 1,5- 2m – Tung và bắt bóng – Đi trong đường hẹp&Bòchui qua cổng – Chạy theo hướng thẳng&ném bóng về phía trước bằng/ hai tay | |
-Trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân | – Vò, – Xé mảng,xé dải dài – Nặn *Xoay tròn *Lăn dài – Tập xâu hạt thành chuỗi – Xếp: *Xếp chồng(1-4 khối gỗ),Xếp chồng(5-6 khối gỗ) *Kỹ năng xếp chồng *Xếp cạnh *Xếp cách khỏang – Biết chắp ghép hình đơn giản. – Tập cầm bút *Di màu *Tô màu *Vẽ nghệch ngoặc – Vẽ các nét thẳng, nét xiên – Cài,cởi cúc – Lật mở trang sách – Dán | |
Phát triển nhận thức |
| |
-Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, người gần gũi : -Trẻ chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi theo màu theo yêu cầu . -Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc | – Tên gọi và một số đặc điểm bên ngoài cuả bản thân : +tên gọi thân mật, + đồ dùng, +đồ chơi yêu thích – Tên gọi của cô giáo, các bạn, nhóm lớp và công việc của họ : tên gọi, thích chơi với bạn nào… – Những người thân gần gũi trong gia đình ( ba mẹ, anh chị…): Tên gọi, công việc – Tên gọi đặc điểm nổi bật và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi cá nhân , đồ dùng gia đình. – Nhận biết 1 số bộ phận cơ thể của con người :tên gọi và chức năng chính cuả : mắt, mũi, miệng,tay – Có một số hiểu biết về đặc điểm nổi bật của con vật :tên gọi,đặc điểm, tiêng kêu, vận động… – Có một số hiểu biết về đặc điểm đặt trưng của một số loại hoa : tên gọi, mùi hương, màu sắc, cánh dài- tròn – Có số hiểu biết về đặc điểm đặt trưng, mùi vị của một số loại quả quen thuộc : một tên gọi, hình dáng (tròn, dài, trơn láng, sần sùi), vị chua ngọt…+ NBPB 1 số màu cơ bản : xanh, đỏ, vàng, cam, hồng, trắng, đen.,xanh lá + Ôn xanh, đỏ, vàng + NBPB kích thước to nhỏ + NBPB hình dạng tròn, vuông, chữ nhật + Nhận biết số lượng 1-nhiều + Nhận biết dài-ngắn, cao-thấp của 2 đối tượng. + Vị trí không gian (trên-dưới,trước-sau,) so với bản thân trẻ
| |
2.Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan, phối hợp các giác quan -Trẻ có sự nhạy cảm của các giác quan,sờ nắn, ngửi ,nếm ,nghe, để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng | – Nhận ra đồ vật, hoa, quả qua sờ, ngửi, nếm mà không nhìn. – Nghe âm thanh của các gần gũi trong cuộc sống : chuông điện thoại, mưa rơi, xe chạy,… – Nghe, nhận biết, bắt chước tiêng kêu 1 số con vật quen thuộc. – Nhận biết các loại PTGT qua tiêng còi – Trẻ biết sờ nắn đồ vật, đồ chơi ,quả… để biết cứng- mềm, trơn-xù xì | |
Phát triển ngôn n gữ |
| |
Nghe hiểu lời nói -Trẻ nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói. | – Nghe hát, thơ, ca dao, đồng dao,truyện – Nghe hiểu các từ, chỉ đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc… – Nghe âm thanh khác nhau cuả các đồ vật, hiện tượng, con vật. – Nghe hiểu 1 số câu hỏi đơn giản : ai? con gì? cái gì? làm gì? ở đâu? như thế nào? để làm gì? | |
| ||
Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày -Trẻ biết hỏi và trả lời bằng một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ. Trả lời các câu hỏi -Trẻ có khả năng sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu. Phát âm rõ tiếng . -Trẻ đọc được bài thơ, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo. -Trẻ hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật | – Trẻ phát âm rõ, biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ : cái gì? làm gì? như thế nào? tại sao? – Trẻ biết sử dụng các từ lễ phép trong giao tiêp : dạ, thưa…Biết chào hỏi khách tới lớp – Trẻ hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật*Truyện: -Lớp học của thỏ -Cháu chào ông ạ! -Thỏ con không vâng lời -Quả thị -Đôi bạn nhỏ -Thỏ ngoan -Cây táo -Cá và chim -Quả trứng -Sẻ con -Gà mái hoa mơ | |
Phát triển tình cảm -kỹ năng xã hội |
| |
.Mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh – -Trẻ có ý thức về bản thân, nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi). | – Dạy trẻ biết 1 số ứng xử đơn giản : chào hỏi., cám ơn – Trẻ biết chơi cạnh bạn, không giành đồ chơi – Trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngòai của bản thân – Trẻ nhận biết tên gọi và chức năng một số bộ phận cơ thể – Trẻ nhận biết một số đồ dùng đồ chơi yêu thích của mình – Trẻ nhận ra cảm xúc của mình và người khác: vui, buồn, sợ hãi, giận dỗi, ngạc nhiên, lo lắng. | |
| ||
.Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi.. | – Trẻ biết thể hiện sự thân thiện với các con vật nuôi : yêu thương, chăm sóc các con vật . | |
Phát triển thẩm mỹ | Làm quen với các hoạt động tô màu, vẽ, xé dán, xếp hình, múa, hát. | – Di màu, – Vẽ nghệch ngoặc,vẽ nét thẳng/nét xiên – Xé dán dải dài,xé mảng – Nặn:xoay tròn ,lăn dài – Dán – Nghe nhận biết các âm thanh khác nhau |